Đặc điểm Sao_cực_siêu_khổng_lồ

Từ "hypergiant" (sao cực siêu khổng lồ) thường được dùng như một thuật ngữ mơ hồ về các ngôi sao có khối lượng lớn nhất được tìm thấy, mặc dù đã có những định nghĩa chính xác hơn. Năm 1956, các nhà thiên văn Feast và Thackeray đã sử dụng thuật ngữ super-supergiant (siêu sao siêu khổng lồ) (sau đó đổi thành sao cực siêu khổng lồ) chỉ các ngôi sao có cấp sao tuyệt đối lớn hơn MV = −7. Năm 1971, Keenan đề xuất rằng thuật ngữ này chỉ nên được sử dụng cho các sao siêu khổng lồ thể hiện ít nhất một thành phần phát xạ rộng trong , cho thấy một bầu khí quyển của sao được mở rộng hay một tốc độ suy giảm khối lượng tương đối lớn. Tiêu chuẩn của Keenan là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà khoa học ngày nay.[1] Điều này có nghĩa là sao cực siêu khổng lồ không nhất thiết phải có khối lượng lớn hơn một sao siêu khổng lồ tương đồng. Tuy nhiên, các ngôi sao lớn nhất vẫn được xem là các sao cực siêu khổng lồ, và có thể có khối lượng gấp 100–150 lần khối lượng Mặt Trời.

Sao cực siêu khổng lồ là một ngôi sao rất sáng, gấp hàng triệu lần độ sáng Mặt Trời, và có nhiệt độ thay đổi từ 3,500 K đến 35,000 K. Hầu hết các sao cực siêu khổng lồ có độ sáng thay đổi theo thời gian vì sự mất ổn định các phần phía trong của chúng.

Vì có khối lượng cực lớn, vòng đời của một ngôi sao cực siêu khổng lồ rất ngắn, chỉ vài triệu năm so với khoảng 10 tỉ năm đối với các ngôi sao như Mặt Trời. Vì thế, sao cực siêu khổng lồ rất hiếm gặp và chỉ có một số ít được biết đến hiện nay.

Không nên nhầm lẫn sao cực siêu khổng lồ với sao biến quang xanh. Một ngôi sao được phân loại như vào kiểu sao cực siêu khổng lồ là do kích thước và tốc độ suy sụp khối lượng, trong khi đó một sao biến quang xanh là một sao siêu khổng lồ xanh lớn đang trải qua một giai đoạn tiến hoá trong đó nó mất một lượng lớn khối lượng.